TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TIẾP NHẬN LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI NĂM 2017

   
Cập nhật: 23/01/2018 01:46
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TIẾP NHẬN LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI NĂM 2017 Xem lịch sử tin bài

Năm 2017 có 134.751 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tăng 6,69% so với năm 2016 và vượt 34,75% so với kế hoạch năm đặt ra.

Riêng trong tháng 12, các doanh nghiệp đã cung ứng được 15.892 lao động, tăng 24,82% so với tháng 11.

   Tổng quan thị trường tiếp nhận lao động phân theo khu vực cho thấy:

   1. Khu vực Đông Bắc Á

   Số lao động đi làm việc tại khu vực Đông Bắc Á là 126.958 người, chiếm tỷ trọng 94,22% tổng số đưa đi, tăng 8,56% số lượng lao động đưa đi so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:

  Lao động đi làm việc tại Đài Loan là 66.926 người, giảm 1,93% cùng kỳ năm trước ,  chiếm 52,71% số lao động đưa đi trong khu vực này và 49,66% so với tổng số lao động đưa đi trong năm . Bình quân thị trường này mỗi tháng tiếp nhận 5.577 người. Riêng tháng 12 Đài Loan tiếp nhận 6.524 người tăng 3,73% so với tháng 11.

   Lao động đưa đi tại thị trường Nhật Bản: 54.504 người tăng 36,47% so với  số lao động đưa đi năm 2016,  bình quân mỗi tháng đi được 4.542 người. Trong tháng 12 con số này là 7.546người. Đây là con số cung ứng lao động sang TTS tại Nhật cao nhất so với các năm qua. Và sô TTS cung ứng trong tháng 12 cũng là con số cung ứng đạt mức kỷ lục của một tháng.

   Lao động đi làm việc tại Hàn Quốc là 5.178 người, bình quân mỗi tháng Hàn Quốc tiếp nhận 432 người. Quy mô tiếp nhận lao động VN giảm 38,66% so với năm 2016.

  Lao động đi làm việc tại Ma Cao là 348 người, Hồng Kong : 04 người.

   2. Thị trường khu vực Đông Nam Á

   Có 1.648 lao động Việt Nam đi làm việc tại thị trường này, chiếm 1,22% tống số lao động đưa đi, giảm 21,85% so với  số lao động đưa đi trong năm 2016. Trong đó chỉ có ba thị trường tiếp nhân lao động đó là: Malaysia có quy mô tiếp nhận lớn nhất là 1.551 người, chiếm 94,11% số lao động đưa đi trong khu vực này . Bình quân mỗi tháng thị trường này tiếp nhận 129 lao động. Và thị trường Singapor đã tiếp nhận 79 lao động, tăng gần gấp 3 lần  so với năm 2016. Đây là thị trường đòi hỏi người lao động không chỉ có tay nghề cao mà cả có trình độ tốt về ngoại ngữ. Phillippine tiếp nhận 18 lao động.

3. Thị trường các nước khu vực Trung Đông và Bắc Phi

Thị trường các nước khu vực Trung Đông tiếp nhận 4.165 lao động, chiếm 3,09% tổng số lao động đưa đi, giảm 11,70% so với cùng kỳ năm trước.Trong năm 2017 các doanh nghiệp chỉ cung ứng lao động cho bốn thị trường có số lượng đáng kể, đó là: UAE với 222 người, giảm 64%; Israel: 104 người; Quatar 201 người;  và Ả Rập Xê-Út: 3.626 người, giảm 11,67% so với năm 2016.

Số lao động đi làm việc tại các nước Bắc Phi là 761 người, chiếm 0,57% tổng số lao động đưa đi, giảm 37,77% so với năm 2016.Trong đó, thị trường Algiêri: 760 người giảm 35,54% so với năm 2016 và Togo: 01 lao động.

4. Thị trường các khu vực khác

Lao động đi làm việc tại các thị trường khác là 1.219 người, chiếm 0,90% tổng số lao động đưa đi. Trong đó thị trường CH Sip tiếp nhận 46 người; Hoa Kỳ: 64 người, Rumani: 638 người. Đáng lưu ý trong năm 2017, một số doanh nghiệp đã  xúc tiến đưa lao động vào thị trường mới Thổ nhĩ Kỳ : 231 người và CHLB Đức: 140 người. Hiện số lao động này có việc làm ổn định và thu nhập tốt.

Số liệu thống kê cũng cho biết lao động nữ đưa đi là 53.340 người, chiếm 39,58% tổng số lao động đưa đi, đây cũng là tỷ lệ đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua.

Nếu trong năm 2017 có 27 thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam, thì chỉ có 5 thị trường tiếp nhận với quy mô từ 1.000 lao động trở lên, bao gồm thị trường: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Ả Rập Xê- Út.

Tóm lại trong năm 2017, các thị trường tiếp nhận lớn lao động Việt Nam vẫn tập trung vào các nước (lãnh thổ) thuộc khu vực Đông Bắc Á và tập trung sự gia tăng lớn hơn cả là hai thị trường Đài Loan và Nhật Bản. Riêng hai thị trường này có quy mô cung ứng lao động và TTS chiếm 90,11% tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài của cả nước và chiếm 92,64% cung ứng lao động khu vực Đông Bắc Á.

 Thị trường khu vực Trung Đông có xu hướng giảm so với năm 2016. Thị trường các nước Đông Nam Á giảm mạnh so với trước, riêng thị trường Malaysia có sự giảm đáng kể.

Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của cơ quan Quản lý nhà nước trong thời gian qua về ổn định và phát triển các thị trường trọng điểm đặc biệt tại hai thị trường Nhật Bản và Đài Loan, cũng như sự tập trung đầu tư bài bản của doanh nghiệp nhằm cải thiện tốt hơn chất lượng lao động, nâng cao tính tuân thủ nghiêm túc về ý thức chấp hành việc trở về nước khi hết hạn hợp đồng của người lao động, chắc chắn trong năm 2018, sự nghiệp xuất khẩu lao động sẽ có bước phát triển mới kể cả quy mô và chất lượng./.

 

 

 

Scroll