Tìm hiểu hình thức đi lao động Nhật Bản bằng visa kỹ sư

   
Cập nhật: 05/06/2019 04:31
Tìm hiểu hình thức đi lao động Nhật Bản bằng visa kỹ sư Xem lịch sử tin bài

Đi Nhật theo diện kỹ sư là một chương trình đang được đông đảo các bạn trẻ ở Việt Nam quan tâm. Được sang Nhật với diện kỹ sư thì người lao động được hưởng những chế độ đãi ngộ, phúc lợi vô cùng tốt từ các công ty, xí nghiệp Nhật Bản. Để người các bạn hiểu rõ hơn về chương trình kỹ sư đi Nhật, Hanoilink xin được chia sẻ trong bài viết này.

Điều kiện đi Nhật theo diện kỹ sư

Để có thể tham gia chương trình kỹ sư đi Nhật làm việc, các ứng viên phải đáp ứng được các tiêu chí dưới đây:

+ Tốt nghiệp các trường Cao đẳng, Đại học chính quy trở lên

+ Trình độ tiếng Nhật tương đương với N4 trở lên (một số đơn hàng kỹ sư không yêu cầu tiếng Nhật, ứng viên sau khi trúng tuyển đơn hàng sẽ được đào tạo tiếng Nhật chuyên sâu từ 04-06 tháng).

+ Tuổi từ 21 đến dưới 40

+ Là người có nhân thân trong sạch, không có tiền án tiền sự

+ Không bị các bệnh truyền nhiễm, bệnh thuộc diện cấm xuất cảnh

*Lưu ý quan trọng: Tuyệt đối không dùng bằng giả để đăng ký đi Nhật diện kỹ sư

Hồ sơ đi Nhật diện kỹ sư cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Hồ sơ đi Nhật diện kỹ sư cũng không khác nhiều so với diện thực tập sinh kỹ năng. Ứng viên tham gia chương trình kỹ sư đi Nhật cần phải chuẩn bị được những giấy tờ sau:

+ Sơ yếu lí lịch 2 bản

+ Chứng minh thư photo công chứng 2 bản.

+ Sổ hộ khẩu photo công chứng 2 bản.

+ Giấy khai sinh photo công chứng 2 bản.

+ Bằng cấp 3 và bằng cấp cao nhất (bằng Cao đẳng, Đại học) mỗi loại photo công chứng 2 bản. Lưu ý: Khi lên công ty làm hồ sơ, ứng viên mang theo bằng cấp gốc phục vụ cho việc đối chiếu.

+ Xác nhận nhân sự 1 bản (xác nhận không tiền án tiền sự) do xã, phường cấp.

+ Xác nhận tình trạng hôn nhân 1 bản.

§  Chưa kết hôn xin xác nhận chưa kết hôn

§  Đã kết hôn: photo công chứng giấy đăng ký kết hôn

§  Đã ly hôn: Photo công chứng giấy quyết định ly hôn của tòa án

+ Giấy khám sức khỏe: Giấy khám sức khỏe phải được cấp ở những bệnh viện được Bộ LĐTB&XH cấp phép khám sức khỏe cho người đi nước ngoài làm việc.

Chương trình kỹ sư đi Nhật hiện nay có những ngành nghề gì?

Nhật Bản đang tiếp nhận kỹ thuật viên viên của Việt Nam sang làm việc cho họ với rất nhiều ngành nghề như: cơ khí, công nghệ thông tin, công nghệ hóa chất, công nghệ thực phẩm, nông nghiệp, xây dựng, dệt may,…

Tuy nhiên các ngành nghề được tuyển dụng nhiều nhất thường tập trung vào: kỹ sư IT, chế tạo, cơ khí, điện và xây dựng.

Chính vì thế những bạn sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học chuyên ngành kỹ thuật không nên bỏ qua cơ hội tham gia chương trình này.

Theo kinh nghiệm của những bạn đi trước. Vì số lượng đơn hàng kỹ sư đi Nhật không nhiều như các đơn hàng lao động phổ thông chính vì thế người lao động nên chịu khó dành thời gian để “săn” đơn hàng từ nhiều công ty 1 lúc. Có như vậy cơ hội thi tuyển và trúng tuyển của chúng ta mới cao hơn đồng nghĩa với việc thời gian xuất cảnh ngắn hơn.

Chi phí tham gia chương trình kỹ sư đi Nhật khoảng bao nhiêu?

Chi phí tham gia chương trình kỹ sư sẽ rẻ hơn nhiều so với chi phí đi lao động phổ thông. Thông thường thì người lao động tham gia chương trình này sẽ phải đóng từ 2.000 USD – 3.000 USD tương đương với 1 đến 2 tháng lương của người lao động khi làm việc ở Nhật (số tiền đã bao gồm toàn bộ chi phí hồ sơ, visa, vé máy bay…)

Tuy nhiên, nhiều người tham gia chương trình kỹ sư đến khi xuất cảnh phải đóng chi phí cao hơn mức chi phí đã nêu phía trên. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi các công ty môi giới ở Việt Nam họ sẽ phải linh hoạt điều chỉ mức chi phí cho phù hợp với các khoản chi trong nước cho mỗi đơn hàng kỹ sư. Như các bạn đã biết, để tìm kiếm, phát triển và ký hợp đồng được với đối tác Nhật Bản sẽ tốn rất nhiều chi phí tiền bạc cho các bộ phận liên quan trong công ty. Tóm lại nếu bạn tham gia chương trình kỹ sư mà mất chi phí cao hơn 1 chút so với mức trung bình thì hoàn toàn có thể chấp nhận được trừ khi nó ở mức “quá cao”.

Bằng Cao đẳng nghề có thể tham gia được không?

Nếu bạn tốt nghiệp trường Cao đẳng nghề hệ chính quy với các ngành liên quan đến kỹ thuật thì hoàn toàn có thể tham gia chương trình kỹ sư đi Nhật. Tuy nhiên nếu bằng của bạn là bằng cao đẳng nghề thì hồ sơ của bạn sẽ được cục lưu trú Nhật Bản soi rất kỹ, đồng nghĩa là tỉ lệ có visa sẽ không cao như những trường hợp tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học chính quy thông thường.

Đã từng đi tu nghiệp sinh về nước có thể tham quay lại theo diện kỹ sư đi Nhật được không?

Đây là câu hỏi được khá nhiều bạn quan tâm. Tại Nhật Bản, các loại visa vào Nhật được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cấp thấp đến cấp cao. Theo đó, nếu bạn nào đã từng xin tư cách lưu trú theo diện nào đó thì xin Visa lần thứ 2 phải xin tư cách lưu trú theo diện cấp cao hơn mới được xét duyệt. Mà visa thực tập sinh hay gọi cách khác là tu nghiệp sinh thuộc diện cấp thấp hơn so với kỹ sư vì vậy các bạn hoàn toàn có thể xin visa đi Nhật theo diện kỹ sư sau khi hoàn thành chương trình tu nghiệp sinh về nước. Tuy nhiên các bạn cần lưu ý đến hồ sơ xin visa tu nghiệp sinh ngày trước có khai bằng cấp cao đẳng hay đại học thực tế mà bạn đang có hay không? hay bên công ty môi giới chỉ khai cho các bạn với trình độ tốt nghiệp THCS hoặc THPT? Nếu công ty môi giới khai thông tin cho bạn khi đi tu nghiệp sinh với trình độ cuối cùng là THCS hoặc THPT thì rất tiếc, bạn đã mất cơ hội đi lại Nhật theo diện kỹ sư.

Hình thức thi tuyển của chương trình kỹ sư Nhật Bản?

Hiện nay có 2 hình thức tuyển chọn kỹ sư đi Nhật làm việc phổ biến là thi tuyển và gửi hồ sơ. Cụ thể hơn:

– Thi tuyển: Đây là hình thức phổ biến và chúng ta hay biết đến với tên gọi “đơn hàng kỹ sư”. Ứng viên sẽ tham gia buổi thi tuyển trực tiếp với xí nghiệp Nhật Bản cùng với những ứng viên khác. Tất nhiên là sẽ có tỉ lệ chọi giữa các ứng viên, thường thì tỉ lệ sẽ nhẹ nhàng hơn so với thi tuyển đơn hàng phổ thông (tỉ lệ 1/2). Những ứng viên được tiếp nhận sẽ trải qua quá trình đạo tạo tiếng tại Việt Nam sau đó xuất cảnh.

– Gửi hồ sơ: Ứng viên lên trực tiếp công ty để khai form, nộp hồ sơ. Đại diện của công ty chúng tôi tại Nhật Bản sẽ liên lạc với những xí nghiệp đang cần tuyển nhân sự và sẽ gửi hồ sơ của bạn vào những xí nghiệp đó và tất nhiên là đúng ngành nghề mà bạn được đào tạo, cấp bằng tại Việt Nam. Sau đó ứng viên sẽ được trao đổi trực tiếp với chủ xí nghiệp Nhật Bản để xem có phù hợp với công việc và có đáp ứng được tiêu chí tuyển dụng từ phía họ đưa ra hay không. Nếu được nhận, ứng viên sẽ trải qua quá trình đạo tạo tiếng tại Việt Nam sau đó xuất cảnh. Với hình thức này bạn hoàn toàn có thể thoải mái trong việc lựa chọn các xí nghiệp, công việc phù hợp nhất với bản thân và không phải lo lắng tới vấn đề tỉ lệ chọi giữa các ứng viên khác.

Trên đây là một vài câu hỏi liên quan đến chương trình kỹ sư đi Nhật. Hi vọng qua bài viết này các bạn có thêm kinh nghiệm trong việc định hướng tương lai của chính mình.

Nguồn : Công ty cổ phần liên kết Hà Nội

Scroll