Thị trường lao động Đài Loan 6 tháng đầu năm 2014

   
Cập nhật: 17/07/2014 04:05
Thị trường lao động Đài Loan 6 tháng đầu năm 2014 Xem lịch sử tin bài

Tỷ lệ thất nghiệp tại Đài Loan luôn giữ ở mức ổn định và giảm dần, hai tháng trở lại đây đã đạt tới mục tiêu xuống dưới 4%. Theo thống kê, tới hết tháng 5, tỷ lệ thất nghiệp tại Đài Loan là 3,85%, giảm 0,06% so với tháng 4 và giảm so với cùng kỳ năm 2013 là 0,21% và là tháng thứ 2 liên tiếp tỷ lệ thất nghiệp giữ mức dưới 4%.

Tổng quan tình hình thị trường lao động nước ngoài tại Đài Loan

Theo thống kê của Bộ Lao động Đài Loan, đến cuối tháng 5/2014, tổng số lao động nước ngoài có mặt tại Đài Loan là 510.716 người, tăng thêm 51.292 lượt người so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lao động ngành sản xuất là 283.898 người, tăng thêm 46.378 lượt người so với cùng kỳ năm trước; lao động ngành dịch vụ là 213.143 người, tăng thêm 3.529 lượt người so với cùng kỳ năm trước; lao động ngành xây dựng là 3.947 người, tăng 1.179 lượt người so với cùng kỳ năm ngoái; lao động ngành nông, lâm, ngư nghiệp là 9.728 người, tăng thêm 206 lượt người so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tổng lượng lao động nước ngoài tại Đài Loan vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh và tăng chủ yếu trong ngành sản xuất chế tạo, thể hiện rõ tác động của chính sách thu hút doanh nghiệp về lại Đài Loan đầu tư cũng như biện pháp linh hoạt cho phép gia tăng hạn ngạch tiếp nhận lao động nước ngoài (nộp tăng phí ổn định việc làm nếu xin vượt hạn ngạch), để các doanh nghiệp thực sự thiếu lao động có thể bổ sung lực lượng lao động từ nguồn lao động nước ngoài.

Tỷ lệ thất nghiệp tại Đài Loan luôn giữ ở mức ổn định và giảm dần, hai tháng trở lại đây đã đạt tới mục tiêu xuống dưới 4%. Theo thống kê, tới hết tháng 5, tỷ lệ thất nghiệp tại Đài Loan là 3,85%, giảm 0,06% so với tháng 4 và giảm so với cùng kỳ năm 2013 là 0,21% và là tháng thứ 2 liên tiếp tỷ lệ thất nghiệp giữ mức dưới 4%.

Tình hình cung ứng lao động của các nước vào Đài Loan

Indonesia: Tiếp tục dẫn dầu trong việc gia tăng số lượng lao động làm việc tại Đài Loan trong cả lĩnh vực lao động ngành dịch vụ và lao động ngành sản xuất, với tổng số có mặt tính tới hết tháng 5 là 220.572 người (chiếm 43,19% tổng thị trường), và tăng thêm 18.474 lượt người so với cùng kỳ năm 2013 và tăng thêm 7.338 lượt người từ đầu năm nay. Trong đó lao động làm việc trong ngành dịch vụ là 171.071 người, tăng thêm 6.348 lượt người so với cùng kỳ và tăng thêm 3.756 lượt người từ đầu năm đến nay; lao động tham gia ngành sản xuất công nghiệp và xây dựng là 41.219 người, tăng thêm 11.839 lượt người so với cùng kỳ năm ngoái và thêm 3.632 lượt người so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, lao động Indonesia tăng đều trong cả ngành dịch vụ xã hội và ngành sản xuất công nghiệp.

Thái Lan: Tổng số lao động Thái Lan tại Đài Loan tiếp tục giảm, với tổng số có mặt tính đến hết tháng 5 là 59.743 người (chiếm 11,7% tổng thị trường), giảm 2.826 lượt người so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 1.966 lượt người so với đầu năm nay. Trong đó, lao động làm việc trong ngành sản xuất công nghiệp và xây dựng là 59.053 người, giảm 2.725 lượt người so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 1.894 lượt người so với đầu năm nay; lao động nước này làm trong ngành dịch vụ xã hội là 672 người tính đến cuối tháng 5 năm nay.

Philippin: Tổng số lao động Philippin tại Đài Loan tính đến hết tháng 5/2014 là 98.547 (chiếm 19,3% tổng thị trường), tăng 9.841 lượt lao động so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 9.433 lượt người so với đầu năm nay. Trong đó lao động tham gia trong các ngành sản xuất công nghiệp và xây dựng là 74.756 người, tăng thêm 10.394 lượt người so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 8.618 lượt người so với đầu năm nay; lao động làm việc trong ngành dịch vụ xã hội là 22.440 người và lao động thuyền viên tàu cá gần bờ là 1.351 người và hầu như không tăng thêm về số lượng lao động hai ngành này.

Việt Nam: Tính đến hết tháng 5, tổng số lao động ta tại Đài Loan là 131.847 người (chiếm 25,82% tổng thị trường), tăng thêm 25.827 lượt người so với cùng kỳ năm trước và tăng thêm 6.685 lượt người kể từ đầu năm nay. Như vậy, số lượng lao động của Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất trong 4 nước đưa lao động vào Đài Loan. Trong đó, lao động ngành sản xuất công nghiệp và xây dựng là 112.813 người, tăng thêm 28.049 lượt người so với cùng kỳ năm trước và tăng so với đầu năm 8.358 lượt người; lao động làm việc trong ngành dịch vụ là 18.957 người, tiếp tục giảm thêm 2.162 người so với cùng kỳ năm trước và giảm 1.615 lượt người so với đầu năm nay.

Qua số liệu trên có thể thấy tình hình thị trường lao động Đài Loan hiện nay vẫn tiếp tục dựa chủ yếu vào nguồn cung ứng lao động của Indonesia và Việt Nam. Bên cạnh việc chiếm ưu thế tuyệt đối trong việc cung ứng lực lượng lao động ngành dịch vụ chăm sóc người bệnh cho Đài Loan, lao động Indonesia sang Đài Loan làm việc trong ngành sản xuất công nghiệp cũng đang gia tăng tương đối nhanh. Lao động Việt Nam tiếp tục là nguồn cung ứng lao động chủ yếu cho lực lượng lao động khu vực sản xuất, đáp ứng nhu cầu gia tăng của thị trường và là lực lượng thay thế nguồn cung lao động Thái Lan ngày càng giảm tại Đài Loan.

 

Các chính sách mới liên quan đến lao động nước ngoài của Đài Loan 

 

Bộ Lao động Đài Loan sửa luật (Điều 46 Luật Dịch vụ việc làm) đưa thêm ngành nghề nuôi cá lồng đại dương vào diện được tiếp nhận lao động nước ngoài, có hiệu lực từ ngày 30/3/2014.

Đồng thời, Bộ Lao động cũng ban hành quy định mới về mức phí ổn định việc làm áp dụng cho các gia đình thuộc diện thu nhập thấp, thuê lao động nước ngoài làm công việc chăm sóc sức khỏe người già, người tàn tật với mức đóng 600 Đài tệ/tháng (mức bình thường là 2.000 Đài tệ/tháng).

Thực hiện tăng lương cơ bản theo lộ trình đã được thông qua hồi quý III năm 2013, theo đó từ 01/01/2014: tăng lương cơ bản theo giờ lên 115 Đài tệ/giờ; kể từ ngày 01/7/2014: tăng lương cơ bản tháng lên 19.273 Đài tệ/tháng. Các mức tham gia bảo hiểm lao động, bảo hiểm y tế cũng được điều chỉnh theo mức lương cơ bản mới, thực hiện từ 01/7/2014.

Ngày 17/2, Ủy ban lao động chính thức nâng cấp thành Bộ Lao động. Cục huấn nghiệp, thuộc Ủy ban lao động nâng cấp thành Tổng Cục phát triển nguồn lao động, thuộc Bộ Lao động.

Scroll