Giám sát, xếp hạng doanh nghiệp xuất khẩu lao động

   
Cập nhật: 13/09/2014 09:08
Giám sát, xếp hạng doanh nghiệp xuất khẩu lao động Xem lịch sử tin bài

Sáng ngày 11/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Xuất khẩu Lao động Việt Nam (VAMAS) phối hợp với Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) tổ chức Hội nghị đánh giá năm thứ hai thực hiện Bộ quy tắc ứng xử (CoC-VN).

Tại Hội nghị, TS Nguyễn Lương Trào - Chủ tịch VAMAS đã báo cáo đánh giá năm thứ 2 thực hiện CoC-VN của các doanh nghiệp tuyển dụng và đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài; đồng thời công bố bảng xếp hạng các doanh nghiệp tuyển dụng trong năm 2013. Việc đánh giá do VAMAS thực hiện dựa trên Bộ quy tắc ứng xử (CoC-VN) cho các doanh nghiệp cung ứng lao động – một cơ chế được áp dụng từ năm 2010 với sự hỗ trợ của ILO trong khuôn khổ dự án Tam giác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (dự án bảo vệ dân di cư) do Chính phủ Australia tài trợ.

CoC-VN là một công cụ điều tiết trên tinh thần tự nguyện, nhằm cải thiện việc tuân thủ pháp luật trong nước và các tiêu chuẩn quốc tế, tăng cường quản lý doanh nghiệp bảo vệ lao động di cư tránh bị bóc lột.

Theo đánh giá của TS Nguyễn Lương Trào, quá trình giám sát đánh giá doanh nghiệp thực hiện CoC-VN không chỉ đơn thuần là việc thu thập thông tin, kiểm tra, đánh giá và xếp hạng, mà “quan trọng là quá trình vận động và hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ các chuẩn mực của ILO về di cư lao động quốc tế.

Trong năm thứ hai xếp hạng, số lượng doanh nghiệp tuyển dụng tham gia để được giám sát, đánh giá tăng hơn 2 lần (từ 20 doanh nghiệp trong năm đầu tiên lên 47 doanh nghiệp trong năm thứ 2). Các doanh nghiệp này chiếm hơn một phần tư (27%) tổng số các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này và quản lý tới một nửa số lượng lao động Việt Nam được gửi đi làm việc ở nước ngoài. Trong năm thứ 3, dự kiến số doanh nghiệp tham gia sẽ tăng lên 70.

Bảng xếp hạng gồm 4 nhóm – xuất sắc (A1, A2, tốt (B1, B2), trung bình (C1, C2) và yếu (D1, D2). Năm nay, hơn một nửa số doanh nghiệp xếp hạng vào nhóm A2 và gần một phần năm ở mức B1, cụ thể

BẢNG XẾP HẠNG CÁC DOANH NGHIỆP 

 THỰC HIỆN CoC-VN NĂM THỨ 2 (TỪ 5- 2013 ĐẾN 4-2014)

( Ban hành kèm theo Quyết định số 09-QĐ/HHXKLĐ, ngày 04-9-2014 của Chủ tịch Hiệp hội)

TT

TÊN DOANH NGHIỆP

TÊN GIAO DỊCH

XẾP LOẠI

1

Công ty CP phát triển nguồn nhân lực LOD

LOD-CORP

A1

2

Công ty CP XKLĐ thương mại và du lịch

TTLC

A1

3

Công ty CPXNK vật tư, thiết bị đường sắt

VIRASIMEX

A1

4

Công ty cung ứng lao động quốc tế và dịch vụ

INMASCO

A1

5

Công ty CP đầu tư xây dựng, cung ứng nhân lực Hoàng Long

HOANGLONG.CMS

A1

6

Công ty CP đầu tư và thương mại tạp phẩm Sài Gòn

TOCONTAP-Saigon

A1

7

Công ty TNHH 1TV dịch vụ XKLĐ và chuyên gia

SULECO

A1

8

Công ty TNHH 1TV XKLĐ thương mại và du lịch

SOVILACO

A1

9

Trung tâm phát triển việc làm phía Nam

HITECO-TRAENCO

A1

10

Công ty CP Tiến bộ quốc tế

AIC

A1

11

Công ty TNHH 1 TV dịch vụ kỹ thuật và XNK

TECHSIMEX

A1

12

Công ty TNHH 1TV vật tư công nghiệp Quốc phòng

GAET

A2

13

Công ty TNHH 1TV đào tạo và cung ứng nhân lực HaUI

LETCO

A2

14

Công ty CP thương mại Châu Hưng

CHAUHUNG;JSC

A2

15

Công ty CP nhân lực và thương mại Vinaconex

VINACONEX-MEC

A2

16

Công ty CP XNK thương mại hợp tác nhân lực quốc tế Việt Nam

VINAINCOMEX.JSC

A2

17

Công ty TNHH 1TV cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại

SONA

A2

18

Công ty CP Simco Sông Đà

SIMCO-SONGDA

A2

19

Công ty CP hợp tác lao động và thương mại

VINATEX.- LC

A2

20

Công ty CP cung ứng lao động và thương mại Hải Phòng

HALASUCO

A2

21

Công ty TNHH 1 TV đào tạo và cung ứng nhân lực quốc tế

NOSCO Imast

A2

22

Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thăng Long

TLG

A2

23

Tổng công ty thép Việt Nam

VSC

A2

24

Công ty cổ phần Việt Hà, Hà Tĩnh

VIHATICO

A2

25

Công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà nội

HANIC

A2

26

Công ty CP cung ứng NL và thương mại quốc tế

INTERSERCO.JSC

A2

27

Công ty TNHH  đầu tư và phát triển nhân lực Vạn Xuân

VICM

A2

28

Công ty CP bách nghệ toàn cầu

GLOTECH.JSC

A2

29

Công ty CP XKLĐ và TM Biển Đông

ESTRALA. JSC

A2

30

Công ty CP Thương mại và du lịch quốc tế

MILACO.JSC

A2

31

Công ty cổ phần đầu tư và thương mại CTM

CTM Corp

A2

32

Công ty CP Thủy sản khu vực 1

SEA Co No1

A2

33

 Công ty CP Tâp đoàn FLC

FLC Group

A2

34

Công ty TNHH Thương mại Quốc tế

TRADECO

A2

35

Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh dịch vụ XNK quận 1

FIMEXCO

A2

36

Công ty TNHH Ánh Thái Dương

A.D.C

A2

37

Công ty TNHH1TV du lịch và tiếp thị GTVT

VIETRAVEL

A2

38

Công ty cổ phần nhân lực Thuận Thảo

THUANTHAO JSC

A2

39

Công ty CP xây dựng, dịch vụ và hợp tác lao động

OLECO

B1

40

Công ty CPXNK tổng hợp và chuyển giao công nghệ Việt Nam

VINAGIMEX

B1

41

Công ty XNK và hợp tác đầu tư

VILEXIM

B1

42

Tổng công ty phát triển phát thanh truyền  hình thông tin

EMICO

B1

43

Công ty TNHH xây dựng sản xuất thương mai Trường Giang

TGCO.Ltd

B1

44

Công ty CP dịch vụ thương mại và XKLĐ Trường Sơn

COOPIMEX

B1

45

Công ty CP cung ứng lao động và dịch vụ xây dựng thủy lợi

HYCOLASEC

B1

46

Công ty CP đầu tư phát triển CN và vận tải

TRACODI

B1

47

Công ty CP Vinaconex Saigon

VINACONEX.SG

B1

Tổng hợp : A1 = 11 DN = 23 %

                 A2 = 27 DN = 57%

                 B1 =   9 DN = 20%

 

Ông Trào cho biết, việc giám sát đánh giá và công bố rộng rãi kết quả thực hiện CoC-VN cần tiếp tục được thực hiện hàng năm và mở rộng dần đến tất cả các doanh nghiệp tuyển dụng. 6 trong số 20 doanh nghiệp xếp hạng năm đầu tiên đã được nâng hạng ở năm thứ hai do có nhiều tiến bộ, nhưng đã có 5 doanh nghiệp bị tụt hạng do có những vi phạm.

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Nguyễn Thanh Hòa đã khẳng định cam kết của Bộ LĐTB&XH sẽ tiếp tục ủng hộ nỗ lực của VAMAS trong việc mở rộng diện đánh giá và đưa hoạt động này trở thành hoạt động thường niên. “Đây là một cách làm tốt để tăng cường sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, phòng tránh vi phạm trong quá trình tuyển dụng, nâng cao chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp và qua đó tạo dựng hình ảnh mới đáng tin cậy cho các doanh nghiệp”, ông Hòa nhận định.

Tăng cường tự giám sát là một trong những điểm quan trọng trong Chương trình nghị sự của ILO về nâng chất lượng trong hoạt động tuyển dụng vì quá trình này hỗ trợ việc thực hiện và giám sát các quy định của chính phủ đối với các doanh nghiệp tuyển dụng, đặc biệt trong bối cảnh dự báo di cư lao động sẽ tiếp tục gia tăng cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Cùng với sự hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015, số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài dự báo sẽ gia tăng. Ông Gyorgy Sziraczki, Giám đốc ILO Việt Nam cho rằng, trước những diễn tiến này đòi hỏi sự bảo vệ tốt hơn người lao động đi làm việc ở nước ngoài và cải thiện chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp tuyển dụng. Chính vì vậy, các công cụ tự giám sát đánh giá như Coc-VN đem lại lợi ích cho cả phía doanh nghiệp cũng như người lao động. Ông cũng nhấn mạnh, lao động di cư không còn được coi là giải pháp chỉ để xóa đói giảm nghèo. Việt Nam nên tiếp tục coi trọng chất lượng dịch vụ tuyển dụng lao động và bảo vệ người lao động tốt hơn để được hưởng lợi tối đa từ quá trình di cư lao động.

Cũng tại Hội nghị, Đại sứ Australia Hugh Borrowman nhận định, sự vận hành một thị trường lao động hiệu quả không chỉ liên quan tới người lao động, chủ sử dụng lao động và các công ty cung cấp việc làm công mà các doanh nghiệp tuyển dụng lao động tư nhân giờ đây đóng một vai trò quan trọng kết nối giữa người lao động và người sử dụng lao động. “Chính phủ Australia tự hào được hỗ trợ quá trình quan trọng này thông qua Dự án Tam giác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng của ILO để góp phần xây dựng một thị trường lao động vận hành hiệu quả, nơi mọi người đều được hưởng lợi một cách công bằng”, ông Hugh Borrowman cho biết.

Hiện nay, Việt Nam có hơn 170 doanh nghiệp cung ứng lao động, mỗi năm gửi ra nước ngoài khoảng 80.000 lao động tới hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới./.
Scroll