CÓ TRÊN 64.000 LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI TRONG 7 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

   
Cập nhật: 26/08/2014 04:10
CÓ TRÊN 64.000 LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI TRONG 7 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 Xem lịch sử tin bài

Trong 7 tháng đầu năm 2014 có 64.338 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tăng gần 40% so với 7 tháng đầu năm 2013. Riêng trong tháng 7, các doanh nghiệp đã cung ứng được 9.133 lao động, giảm 6,30 % so với tháng 06 liền kề.

Tổng quan thị trường tiếp nhận lao động phân theo khu vực cho thấy:

   1. Khu vực Đông Bắc Á:

   Số lao động đi làm việc tại khu vực Đông Bắc Á là 55.166 người,chiếm tỷ trọng 85,74% tổng số đưa đi, tăng 71,87 % số lượng lao động đưa đi so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:

   Lao động đi làm việc tại Đài Loan là: 38.859 người, chiếm 70,44 % số lao động đưa đi trong khu vực này và chiếm 60,40 % so với tổng số lao động đưa đi trong 7 tháng đầu năm 2014. Bình quân thị trường này mỗi tháng tiếp nhận 5.551người. Riêng tháng 07 Đài Loan tiếp nhận 5.536 người tăng 9,45% so với tháng 06 liền kề.

   Lao động đưa đi tại thị trường Nhật Bản: 11.180 người, tăng  2,2 lần  so với cùng kỳ năm trước. Bình quân mỗi tháng đi được 1.597 người.Trong tháng 07 con số này là 1.947 người.

   Lao động đi  làm việc tại Hàn Quốc là 3.690 người, bình quân mỗi tháng Hàn Quốc tiếp nhận 527 người. Quy mô tiếp nhận lao động VN tăng 34,13% so với cùng kỳ năm trước.

   Lao động đi làm việc tại Macao: 1.437 người, bình quân mỗi tháng Macao tiếp nhận 205 người, tăng 42,42%  so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 07, Macao tiếp nhận 231 người.

   2. Thị trường khu vực Đông nam Á:

   Có 3.829 lao động Việt Nam đi làm việc tại thị trường này, chiếm 5,95% tống số lao động đưa đi, giảm 67% quy mô lao động đưa đi so với cùng kỳ năm trước. Trong đó lao động sang làm việc tại Lào là 200 người; Cămpuchia: 50 người.

   Malaysia vẫn có quy mô tiếp nhận lớn nhất là 3.497 người, chiếm 91,33% số lao động đưa đi trong khu vực này và giảm 21,92% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân mỗi tháng thị trường này tiếp nhận gần 500 lao động.

   3. Thị trường các nước khu vực Trung Đông và Bắc Phi:

   Thị trường các nước khu vực Trung Đông tiếp nhận 3.569 lao động, chiếm 5,55% tổng số lao động đưa đi, tăng 2,61 lần  so với số lao động đưa đi cùng kỳ năm trước.Trong 7 tháng đầu năm  các doanh nghiệp chỉ  cung ứng lao động cho bốn thị trường có số lượng đáng kể, đó là: UAE với 622 người; Ả Rập Xê-Út: 2.052 người, Quatar: 676 người và Irsael: 167 người .

   Số lao động đi làm việc tại các nước Bắc Phi là 1.278 người, chiếm 1,98% tổng số lao động đưa đi, giảm tăng 15,13% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thị trường Lybia tiếp nhận  1.005 người, Algieri: 207 người và Angola: 66 người .

   4. Thị trường các khu vực khác:

   Lao động đi làm việc tại các thị trường khác là 496 người, chiếm 0,78% tổng số lao động đưa đi. Trong đó thị trường Liên bang Nga tiếp nhận 187 người, Belarusia: 222 người và Italia : 39 người. Hiện số lao động này có việc làm ổn định và thu nhập tốt.

   Số liệu thống kê cũng cho biết lao động nữ đưa đi là 23.355 người, chiếm 36,30% tổng số lao động đưa đi.

   Nếu trong 7 tháng đầu năm 2014 có 26 thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam, thì chỉ có 09 thị trường tiếp nhận với quy mô từ 300 lao động trở lên, bao gồm thị trường: Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Ả Rập Xê Út, Libya, Macao, Qatar và  UAE.

   Tóm lại trong 7 tháng đầu năm 2014, các thị trường tiếp nhận lớn lao động Việt Nam  tập trung vào các nước (lãnh thổ) thuộc khu vực Đông Bắc Á và chủ yếu tăng mạnh ở hai thị trường Đài Loan và Nhật Bản; Malaysia và Ả Rập Xê Út cũng là hai thị trường cũng là điểm đến gia tăng lao động Việt Nam. 

   Xu hướng trong các tháng tới các thị trường này vẫn tiếp tục có nhu cầu lớn tiếp nhận lao động VN ./.

Scroll